Cách làm mì xào ngon thực ra rất đơn giản: Trụng sơ rau củ và mì, sau đó xào chúng với nhau. Làm như vậy đảm bảo rau củ giòn ngọt và mì cũng không quá chín mềm.
- 1.
Sơ chế nguyên liệu
- 2.
Trụng rau củ
- 3.
Xào mì
- 1. Tôm 200g
- 2. Thịt bò 50g
- 3. Cải thảo 1 lá
- 4. Cà rốt 1/2 củ
- 5. Hành tây 1/4 củ
- 6. Cà chua 1/4 quả
- 7. Nấm rơm 3 cây
- 8. Mì trứng 4 vắt
- 9. Gia vị: 2 muỗng dầu ăn, 1 củ hành tím, 1 tép tỏi, 1 muỗng dầu hào, ít dầu mè, tiêu xay, hành ngò, muối, hạt nêm.
Table of Contents
Lipid trong tôm giàu chất carotenoid và axit béo không bão hòa đa (PUFAs). Một số nghiên cứu đã chứng minh loại hải sản này có tính chống ung thư nhờ sở hữu một lượng lớn hợp chất chống oxy hóa, chống viêm và chống suy nhược mạnh mẽ.
Theo Karen Ansel, chuyên gia dinh dưỡng kiêm tác giả của cuốn Healing Superfoods for Anti-Aging: Stay Younger, Live Longer, các astaxanthin ở loại sinh vật biển này giúp ngăn ngừa hiện tượng di căn và hạn chế suy nhược cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra tác dụng tuyệt vời của những hợp chất này trong quá trình chống ung thư máu, ung thư vú , tuyến tiền liệt, gan và đại tràng. Ngoài ra, các chất oxy hóa trong tôm còn giúp ngăn ngừa quá trình peroxy hóa lipid, tích tụ mô mỡ, từ đó hỗ trợ người mắc bệnh béo phì duy trì cân nặng ổn định.
Lipid trong tôm giàu chất carotenoid và axit béo không bão hòa đa (PUFAs). Một số nghiên cứu đã chứng minh loại hải sản này có tính chống ung thư nhờ sở hữu một lượng lớn hợp chất chống oxy hóa, chống viêm và chống suy nhược mạnh mẽ.
Theo Karen Ansel, chuyên gia dinh dưỡng kiêm tác giả của cuốn Healing Superfoods for Anti-Aging: Stay Younger, Live Longer, các astaxanthin ở loại sinh vật biển này giúp ngăn ngừa hiện tượng di căn và hạn chế suy nhược cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra tác dụng tuyệt vời của những hợp chất này trong quá trình chống ung thư máu, ung thư vú , tuyến tiền liệt, gan và đại tràng. Ngoài ra, các chất oxy hóa trong tôm còn giúp ngăn ngừa quá trình peroxy hóa lipid, tích tụ mô mỡ, từ đó hỗ trợ người mắc bệnh béo phì duy trì cân nặng ổn định.
Cách làm mì xào ngon
Sơ chế nguyên liệu
Chuẩn bị các nguyên liệu sẵn sàng sạch sẽ: Hành tím và tỏi giã nhỏ, rau quả cắt miếng vừa ăn. Tôm lột vỏ rồi xẻ sống lưng lấy chỉ đen để không bị cát.
Nấu sôi nước, cho vào ít muối và dầu ăn để luộc mì. Khi chín cho ra rổ inox, xối lại nước lạnh, xới lên cho ráo nước.
Trụng rau củ
Bên cạnh đó bạn cũng nấu một nồi nước nhỏ để trụng sơ qua rau củ.
Xào mì
Làm nóng chảo cho dầu ăn, sau đó cho hành tím và tỏi đã giã nhỏ vào, phi cho dậy mùi thơm.
Thêm tôm, hành tây và nấm, xào khoảng một phút.
Tôm vừa chín tới thì cho thêm thịt bò vào, nêm ít muối, dầu hào, bột ngọt, tiêu.
Tiếp theo thêm rau củ (đã trụng sơ qua) vào xào lên, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị. Nêm đậm một xíu để khi cho mì vào là sẽ vừa ngon.
Sau khi cho mì vào đảo nhẹ tay, thêm ít dầu mè rồi nêm nếm lại cho vừa khẩu vị nhé!
Thành phẩm
Lấy mì xào ra đĩa, thả ít hành ngò vào kèm chén nước tương dầm ớt để chấm. Vậy là món mì xào thơm ngon đã sẵn sàng cho bữa tối rồi!
Chúc bạn thành công với cách làm mì xào này nhé!
Một vài lưu ý khi ăn tôm
Nhiều người có suy nghĩ ăn luôn phần đầu tôm sẽ rất tốt cho mắt. Thế nhưng chưa có bất kì nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh tác dụng của đầu tôm với đôi mắt. Phần đầu tôm chủ yếu tập trung chất thải của tôm và chứa rất ít chất dinh dưỡng so với phần còn lại. Ăn đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn luôn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu.
Ngoài ra, rất nhiều người quan niệm nếu bị ho mà ăn tôm bỏ vỏ vẫn sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, chứng ho dai dẳng đôi khi chính là hậu quả do vị tanh của tôm gây nên. Đồng thời, nếu ăn luôn vỏ tôm khi đang ho thì phần vỏ cứng ma sát với niêm mạc họng sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Chính vì vậy, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt.