Rươi ghi điểm bởi hương vị thơm ngon đặc biệt và giá trị dinh dưỡng rất cao. Rươi sống ở đâu? Có dễ nuôi, dễ bắt không? Rươi ở tỉnh nào ngon nhất?
Hình dáng của con rươi với màu xanh xanh, đỏ đỏ, nhơn nhớt, nhìn phát ghê khiến nhiều người phải e ngại, thậm chí là sợ, nhưng những món ăn của rươi, nếu dám thử, ai cũng phải gật gù thừa nhận “món ngon đặc sản”.
Rươilà đặc sản quý và hiếm không phải vùng đất nào cũng có, mùa nào cũng có và chưa chắc nhiều người đã biết đến con rươi là con gì? Rươi thuộc loài giun có nhiều tơ, chính vì vậy nó có hình dạng không được đẹp mắt. Bù lại, rươi ghi điểm bởi hương vị thơm ngon đặc biệt và giá trị dinh dưỡng rất cao. Rươi sống ở đâu? Có dễ nuôi, dễ bắt không? Rươi ở tỉnh nào ngon nhất?
Từ lâu, các món ăn từ rươi đã được xem là cực phẩm trong thời điểm cuối thu hàng năm tại Việt Nam, chẳng hạn như chả rươi vỏ quýt, rươi kho nồi đất, rươi nướng lá lốt… Nhưng ít ai biết rằng, trước khi trở thành món ăn, con rươi thực chất là con gì.
Đặc biệt, ở khu vực miền Nam, các món ăn về rươi hầu như không được biết đến nhiều, vì thế các câu hỏi xoay quanh về loài động vật có ngoại hình “chẳng mấy xinh đẹp” này vẫn còn bỏ ngỏ và lạ lẫm với không ít người dân nơi đây.
Rươi sống ở đâu?
Ở Việt Nam, rươi còn được biết đến với tên gọi là “rồng đất”. Loài sinh vật này thường sinh sống ở các khu vực nước lợ, các vùng tiếp giáp giữa nước lợ và nước ngọt.
Họ rươi chủ yếu là các sinh vật sống ở biển, thỉnh thoảng có thể bơi ngược dòng vào sông. Rươi có thể được tìm thấy ở nhiều tầng nước, là động vật ăn tạp, chúng sống và tìm kiếm thức ăn trong các đám rong, cỏ biển, núp mình dưới đá hay vùi mình trong cát và bùn.
Rươi sống dưới bùn đất của các vùng bãi bồi, chúng thường sống cách mặt đất từ 60-70cm. Có thể nhận biết những khu đất có rươi nhờ bề mặt đất sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ li ti còn gọi là lỗ rươi để chúng hô hấp. Nhờ nguồn vi sinh vật, phù sa và sinh vật phù du dồi dào ở đây, rươi có môi trường phát triển thuận lợi.
Nuôi rươi phải đáp ứng được những được những điều kiện ngặt nghèo về môi trường sống, kỹ thuật chăm sóc. Người nuôi phải cải tạo môi trường nuôi dưỡng phù hợp để rươi sinh sống. Rươi chủ yếu phát triển tự nhiên, con người rất khó tác động để làm tăng số lượng hay nuôi béo rươi. Món đặc sản này cũng vì thế mà càng trở nên quý hiếm, cung không đủ cầu.
Rươi ở tỉnh nào ngon nhất?
Rươi chỉ sinh sống rải rác ở một số địa phương thuộc các tỉnh đồng bằng châu thổ, vùng trũng có diện tích đất ngập úng, có nước sông lên xuống tràn vào ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Con rươi xuất hiện rất nhiều ở các vùng huyện Kinh Môn, Tứ Kỳ, Thanh Hà… của Hải Dương. Những thực khách sành ăn lại tiết lộ chỉ có rươi Tứ Kỳ là thơm ngon số 1 và xứng đáng được gọi là món lộc “trời cho”. Mùa rươi khá ngắn nên nếu bỏ lỡ, thực khách chỉ có thể thưởng thức mùa rươi chiêm hoặc đợi đến năm sau mới có cơ hội.
Ở Hải Dương thuộc các huyện Tứ Kỳ, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, chỉ còn một số dải hẹp ven sông là còn rươi sinh sống. Trong đó, xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ) là một vùng quê nổi tiếng về số lượng rươi lớn, chất lượng rươi an toàn và cách đánh bắt rươi độc đáo.
Xã An Thanh nằm ven sông Thái Bình, tập trung ở hai thôn là An Định và An Lao có trên 100 ha đất bãi ven sông là môi trường thích hợp cho rươi sinh trưởng và phát triển.
Trong đó, chỉ thôn An Lao đã có khoảng 170 mẫu ruộng cho thu hoạch rươi. Sau khi đất ruộng được giao cho người dân quản lý người dân trong thôn bắt đầu thu hoạch rươi từ những năm 80 của thế kỷ trước.
Khi nhận thấy được những lợi ích mang lại từ việc nuôi rươi, người dân nơi đây chuyển sang chỉ cấy lúa 1 vụ trong năm, không sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học; đồng thời cấy các giống lúa truyền thống và chuyển sang sử dụng các loại phân bón hữu cơ như rơm, rạ, phân gia súc để bảo vệ môi trường sinh thái giúp cho loài rươi sinh trưởng.
Ở Hà Tĩnh, rươi chỉ có ở vùng gần hạ lưu sông Lam: thuộc địa phận xã Xuân Hồng, Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh với số lượng rất ít và phân bố không đều. Thậm chí cùng một cánh đồng, nhưng có thửa ruộng có rươi, có thửa ruộng lại không có.
Rươi được thu hoạch làm thực phẩm chỉ rải rác ở một số hệ sinh thái nước lợ hay vùng trũng của một vài tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Cách chọn rươi ngon
Từ lúc rươi được bắt lên, chúng sống trong lớp nhớt tự tiết ra, sau đó yếu dần đi và chết. Bởi vậy khi mua rươi, cần lưu ý chọn những con bò được, thân mập có màu hồng, thả vào nước sẽ thấy bơi rất nhanh. Ngược lại, rươi yếu hoặc sắp chết có màu xanh, xanh đậm ngả sang đen, ăn không ngon, khi đánh ít tan, rán lên sẽ rất khô.
Sau khi thu hoạch, những mẻ rươi tươi rói được bán lại cho các nhà hàng đặc sản hay khu chợ lớn. Vẻ ngoài xấu xí là vậy, nhưng người ta có thể chế biến rươi thành nhiều món thơm ngon như rươi om nồi đất, nem rươi, mắm rươi, rươi hấp, thậm chí có nơi còn làm canh rươi. Nhưng trên tất thảy, nổi tiếng nhất vẫn là chả rươi.
Chả rươi, theo cách gọi một số nơi là rươi đúc trứng, là một trong những món chả rán đặc biệt của người Việt. Đối với vùng quê Hải Dương, chả rươi là món ăn đặc sản miền Bắc có thể làm hài lòng cả những vị khách khó chiều nhất.